Shocked at the July 20 gun massacre at a Batman screening in the U.S. State of Colorado, Scott Harris, an American, writes about gun violence in his homeland with some reference to Vietnam, where he is living now.
Harris, 54, once freelanced for the Los Angeles Times through the ‘80s and ‘90s after resigning from a good job at San Jose Mercury News in the U.S.
Read the following stories to get background information before proceeding with his story in dual language:
Gunman kills 14 in Denver shooting at "Batman" movie
Vigil held after US massacre at Batman screening
Teen robber gets 18-year jail term for killing 3
Gun Violence – Vietnam vs. U.S. When the latest Batman flick arrives in Vietnam, I might catch it at the Vincom Towers cineplex. And I will do so safe in the knowledge that there is practically zero chance of a self-styled Joker with an assault weapon laying waste to the audience.Chances are you’ve heard about the latest mass murder by a madman in the United States, my homeland, in a packed cinema in a suburb of Denver, Colorado. I say “latest” because what should always be shocking has become shockingly predictable in the U.S. It’s not that America has a monopoly on gun violence – Norway’s neo-Nazi comes to mind – but in the “civilized” world the U.S. is clearly No. 1 with a bullet. A 100-round magazine, perhaps, since that was one of the legally-purchased tools that Colorado’s latest gunman used in killing 12 and wounding 58. (“Latest” to distinguish him from the Colorado teenagers who in 1999 teamed up to slaughter 12 schoolmates and one teacher, while wounding 21 other people.) As an American living in Vietnam, I can’t help but compare and contrast the prospect for gun violence. On most matters near and dear to me, the U.S. compares favorably to Vietnam. Not this one. Vietnam, in peacetime, can be a perilous place – but this has more to do with the risk of a head-on collision or, to cite one recent tragedy, a bus hurtling off a bridge into a river. During my time in Vietnam, I am aware of only one incident that sparked wide shock and outrage: a jewelry store robbery in the northern city of Bac Giang in which two adults and a child were murdered. A man named Luyen was apprehended. “If he did not kill the child,” a Vietnamese friend from Bac Giang told me, “I think the mass media would not cover it that much, or people wouldn’t discuss much about it.” I agree. But in the U.S, such a crime would be just a sad bit of local news, not a national story. Now in some Vietnamese circles, my friend tells me, the notoriety of the Bac Giang incident has inspired a new expression: “vai Luyen”, essentially meaning “too crazy” or “too shocking.” Perhaps, for the moment, this is the Vietnamese equivalent of the American expression “going postal,” a bit of mordant humor inspired by a strange rash of mass murders involving U.S. postal workers some years ago. Americans like me often think of our country as exceptional – and it is, but not always in a good way. The specter of such horror has been on the periphery of my life: the killing of seven at my university when I was a student there, the slaughter of 21 (a record then) at a McDonald’s in San Diego when I was a reporter there. Last November, a charming beach town I used to live in and frequently visit was stunned by the murder of seven in a beauty salon. Nobody in America seriously expects the Batman massacre to inspire tough new laws because the gun culture and gun lobby is too politically strong. This wasn’t always so. Back in 1994, the Congress and President Clinton enacted a temporary ban on so-called assault rifles that proved too technical to be effective. The law helped energize a paranoid “militia movement” in the U.S. that promised to fight what they portrayed as tyranny. As a columnist for the Los Angeles Times back then, I occasionally wrote pro-gun control essays – and received hate mail from the gun nuts. When a massive explosion destroyed a federal building in Oklahoma City in 1995 – killing 168 people, including 19 children, and injuring more than 660 – I was not at all surprised that this turned out to be a home-grown, all-American terrorist victimizing his countrymen. Most Americans, I think, favor stricter, saner gun laws, but they also know too well that the opposition is armed, dangerous and paranoid. The terrorists won. |
Bạo lực súng ống – So sánh giữa Việt Nam và Mỹ Khi bộ phim mới nhất về Người dơi trình chiếu ở Việt Nam, có lẽ tôi sẽ xem nó ở cụm rạp thuộc khu cao ốc Vincom Towers. Và tôi biết rằng mình sẽ xem phim an toàn khi khả năng có một tên tự xưng là Gã hề sử dụng vũ khí để tàn sát khán giả là gần như bằng không.Chắc hẳn bạn đã nghe nói về vụ thảm sát mới nhất do một gã điên gây ra tại một rạp phim chật ních người ở ngoại ô thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ, quê hương tôi. Tôi nói “mới nhất” là do những chuyện lẽ ra phải gây sốc thì đáng ngạc nhiên là ngày càng có thể hình dung trước ở Mỹ. Mỹ không hề độc quyền về khoản bạo lực súng đạn – gã theo chủ nghĩa tân Phát xít của Na Uy chợt hiện ra trong đầu tôi – nhưng ở thế giới “văn minh” thì Mỹ rõ ràng đứng đầu với một gạch đầu dòng hình viên đạn phía trước tên. Có lẽ đó là viên đạn từ khẩu súng có ổ 100 viên vốn là một trong những dụng cụ được mua bán hợp pháp mà tay súng mới nhất ở Colorado đã dùng để giết chết 12 người và làm bị thương 58 người nữa. (“Mới nhất” là để phân biệt hắn ta với những thanh niên cũng ở bang Colorado đã liên kết tàn sát 12 bạn cùng trường và một giáo viên, đồng thời làm bị thương 21 người khác.) Là một người Mỹ sống ở Việt Nam, tôi không thể làm gì khác hơn ngoài việc so sánh và đối chiếu nguy cơ về bạo lực súng đạn. Xét ở phần lớn mọi vấn đề quan trọng đối với tôi thì Mỹ luôn tốt hơn so với Việt Nam. Nhưng bạo lực súng ống thì lại không như thế. Việt Nam vẫn có thể là một nơi nguy hiểm ở thời bình – nhưng nhận xét này lại liên quan nhiều đến nguy cơ về các vụ tai nạn tông xe trực diện hay như bi kịch gần đây là một chiếc xe khách lao nhanh khỏi cầu và rơi xuống sông. Trong thời gian tôi ở Việt Nam, tôi chỉ biết có một vụ gây ra cảm giác sốc và giận dữ rộng khắp là vụ cướp tiệm vàng ở tỉnh Bắc Giang trong đó 2 người lớn và 1 trẻ em bị giết. Một thanh niên tên Luyện bị bắt. Một người bạn Việt Nam quê ở Bắc Giang nói với tôi rằng “nếu hắn không giết đứa trẻ thì tôi nghĩ rằng truyền thông sẽ không đưa tin rầm rộ như thế và người ta cũng sẽ không bàn tán vụ việc nhiều như vậy.” Tôi đồng ý. Nhưng ở Mỹ, vụ án như thế sẽ chỉ mang tính chất tin buồn ở địa phương chứ không phải là một câu chuyện gây chú ý trên cả nước. Bạn tôi cho biết vụ án khét tiếng ở Bắc Giang đã tạo ra một cụm từ mới được một bộ phận người Việt sử dụng: “vãi Luyện”, có nghĩa là “quá điên” hay “quá sốc”. Tạm thời thì cụm từ này có thể được xem như tiếng Việt tương đương của thành ngữ Mỹ “going postal”, vốn mang tính châm chọc sâu cay xuất phát từ một loạt các vụ giết người kỳ lạ liên quan đến những nhân viên bưu chính Mỹ vài năm trước đây. Người Mỹ như tôi thường nghĩ đất nước mình đặc biệt lắm – và đúng vậy thật nhưng không phải lúc nào cũng theo hướng tích cực. Lo ngại theo hướng ấy đã đồng hành với cuộc sống của tôi như thế này: vụ giết 7 người ở trường đại học mà tôi theo học trước đây và vụ thảm sát 21 người (một kỷ lục lúc đó) tại một nhà hàng McDonald ở San Diego khi tôi còn làm phóng viên ở đó. Tháng 11 năm ngoái, một vụ án mạng khiến 7 người chết tại một thẩm mỹ viện đã làm rúng động thành phố biển xinh đẹp mà tôi từng sống và hay lui tới. Không ai ở Mỹ thật sự mong muốn vụ thảm sát ở buổi công chiếu phim Người dơi sẽ cho ra đời các điều luật mới khắt khe hơn bởi vì văn hóa súng ống và chuyện vận động hành lang cho súng đạn có ảnh hưởng rất mạnh về mặt chính trị. Trong quá khứ thì không phải lúc nào cũng vậy. Trở lại năm 1994, Quốc hội và Tổng thống Clinton đã thông qua lệnh cấm tạm thời đối với loại vũ khí gọi là súng trường tấn công nhưng hóa ra lệnh cấm lại quá chi li đến mức không hiệu quả. Lệnh cấm này đã tiếp lửa cho “phong trào dân quân” hoang tưởng ở Mỹ vốn tuyên bố sẽ chống lại những gì mà họ cho là chuyên quyền. Với tư cách là một cây bút chuyên mục của tờ Los Angeles Times khi đó, tôi thỉnh thoảng viết những bài ủng hộ việc kiểm soát súng ống – và cũng nhận thư thù ghét từ những kẻ cuồng vì súng đạn. Khi xảy ra một vụ nổ lớn phá hủy một tòa nhà liên bang ở thành phố Oklahoma vào năm 1995 – khiến 168 người chết, trong đó có 19 trẻ em, và hơn 660 người bị thương – tôi không hề ngạc nhiên chút nào khi biết ra đây là một tên khủng bố lớn lên ở Mỹ, “Mỹ rặt” đã biến đồng bào mình thành nạn nhân. Tôi nghĩ hầu hết người Mỹ ủng hộ những điều luật khôn ngoan và nghiêm khắc hơn về súng đạn nhưng họ cũng biết rõ rằng cánh phản đối luật được vũ trang, nguy hiểm và hoang tưởng. Rốt cuộc thì những kẻ khủng bố đã chiến thắng. |