JavaScript is off. Please enable to view full site.

How the rich roll in Vietnam

How the rich roll in Vietnam

Saturday, December 29, 2012, 08:10 GMT+7

American columnist Scott Harris discusses the rich-poor gap in Vietnam after he nearly rear-ended a luxury car in Hanoi in this article.

He told a story in which he “was navigating [his] old, cheap Yamaha Nuovo in moderately crazy traffic when for some unseen reason the driver in front of [him] came to an abrupt stop.”

And “that’s how I nearly rear-ended a Rolls-Royce,” Harris said.

The American man went on to describe the car and then related it to the growing prosperity of the Southeast Asian nation following its ascending to “middle income” status.

Tuoitrenews provides the translation of this article as follows: 

How the rich roll

The other day I was navigating my old, cheap Yamaha Nuovo in moderately crazy traffic when for some unseen reason the driver in front of me came to an abrupt stop. I gripped my brakes, halting two inches from his bumper.

And that’s how I nearly rear-ended a Rolls-Royce.

This was a cream-colored Rolls, probably the same one I’d seen in my Tay Ho neighborhood a couple of times before. There are also a few darker and silver Rolls-Royces cruising improbably through Vietnam’s capital. Each sticks out like a gilded thumb, the most conspicuous sign of conspicuous consumption. There are also Bentleys and Mercedes out there, of course, and even a couple of Ferraris. But nothing shouts MONEY quite like a Rolls Royce, with its haughty grill nosing through the traffic. The design is a masterpiece of snooty arrogance. In the wealthy realms of California’s celebrated car culture, the Rolls is something of a rarity, regarded as old-fashioned, showy and gauche.

Well-heeled expats are in some of these luxury rides, but I’m more interested in how the Vietnamese who’ve got it are now flaunting it too. A new Vietnamese friend who ought to know assures me that the owner of the Rolls I nearly rolled into is indeed Vietnamese. (The driver looked Vietnamese, but was he the owner or a chauffeur?)  

Modern Vietnam’s appetite for status symbols has grown dramatically in recent years, an entirely predictable consequence of growing prosperity in a land so long accustomed to poverty and want. The nation’s economy has slowed and is struggling now, but in early 2011, after several years of strong growth, Vietnam succeeded in rising to “middle income” status as measured by the World Bank.  

To be sure, Vietnam just barely made the grade, with a per capita income of about $1,300. Still, one international survey of 60 nations ranked the Vietnamese as the “most optimistic,” a reflection of how the standard of living has steadily improved – and dramatically so for older adults who remember the days of rationing and hunger. It’s hard to fathom that this land of rice paddies actually needed to import rice to meet the needs.

All considered, the Doi Moi reforms and the rising economic tide in Vietnam has lifted all boats – but more some than others. While the middle class is growing, the biggest winners of Vietnam’s new economy are able to buy yachts, vacation retreats and those fancy cars. (Recent economic jitters, meanwhile, have fueled demand for gold, pushing its price in Vietnam well above the global market.)

And, if you’ve been following Vietnam’s news, the rising economic fortunes have also contributed to corruption in various forms. Some party officials, as Tuoi Tre has reported, have come under criticism for lavish lifestyles. Bad actors emerge everywhere, of course, but the deeper trouble may be more insidious – in the way Vietnam’s rising prosperity has widened the disparity between its haves and have-nots. This is a common trend. Elsewhere, the impact of a troubled global economy and corrupt dealings is also widening the gap between the wealthiest and the middle class. In America’s presidential election, the critical question for many may come down to whether President Obama or challenger Mitt Romney will do more to help a reeling middle class. President Obama wants to raise taxes on the wealthy, while Romney says he won’t. “Class warfare” is a phrase that gets bandied about in American politics, but it bears little resemblance to the class warfare that has shaped Vietnam’s history. Here, the ruling class has often been foreign – Chinese, French, American. Back in America, debates over environmental policy took an interesting turn among devout Christians who realized that expensive, gas-guzzling cars were the source of pollution and a contributor to climate change. They framed the choice of a vehicle in moral terms, asking: What would Jesus drive? So I wonder if some Vietnamese, however they happen to roll, are asking themselves a similar question.

Cách người giàu lái xe

Một ngày nọ, khi tôi đang lái chiếc Yamaha Nuovo cũ kĩ và rẻ tiền giữa dòng xe khá hỗn loạn thì anh tài xế phía trước tôi đột ngột dừng lại không rõ vì lí do gì. Tôi siết thắng và xe tôi ngừng cách thanh chắn sau xe anh ta khoảng 2 inch [5cm].

Tôi đã suýt tông vào đuôi một chiếc Rolls- Royce như thế đó.

Đó là chiếc Rolls-Royce màu kem, có lẽ cũng là chiếc mà tôi đã thấy ở khu Tây Hồ mấy lần trước. Đáng ngạc nhiên là vẫn còn một vài chiếc Rolls-Royce tối màu hay màu bạc khác vẫn hay lượn lờ khắp thủ đô của Việt Nam. Mỗi chiếc như thế trông rất nổi bật và là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy tâm lý tiêu dùng vốn đã quá rõ ràng.

Đương nhiên là cũng có nhiều chiếc Bentley và Mercedes chạy ngoài đường, thậm chí còn có vài chiếc Ferrari. Tuy nhiên, không có chiếc nào sặc mùi TIỀN BẠC giống như chiếc Rolls Royce với tấm lưới tản nhiệt đầy kiêu hãnh cứ chạy chầm chậm xuyên qua dòng xe cộ. Thiết kế của nó là một kiệt tác đầy vẻ ngạo nghễ, kiêu kỳ. Nhưng trong văn hóa sử dụng xe hiệu của giới nhà giàu ở California thì Rolls-Royce tuy là hàng hiếm nhưng lại được xem là cổ lỗ, phô trương và cục mịch.

Cũng có những người nước ngoài rủng rỉnh tiền bạc sở hữu những chiếc xe sang trọng như thế nhưng tôi quan tâm nhiều hơn đến những người Việt sở hữu nó và đang khoe mẽ nó như thế nào. Một người bạn Việt mới quen chắc mẩm với tôi rằng chủ nhân của chiếc Rolls Royce mà tôi suýt đâm vào là người Việt. (Tài xế nhìn giống Việt Nam thật nhưng sao biết anh ta là chủ xe hay chỉ lái thuê?)

Một Việt Nam hiện đại khao khát có được những thứ tượng trưng cho địa vị gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, một kết quả hoàn toàn định trước được khi mà sự thịnh vượng đang ngày một lớn dần ở quốc gia đã từng trải qua nghèo khó và thiếu thốn. Nền kinh tế quốc gia đã giảm nhiệt và đang phải vật lộn ở thời điểm hiện tại nhưng vào đầu năm 2011, sau nhiều nhiều năm tăng trưởng mạnh, Việt Nam đã vươn tới mốc “thu nhập trung bình” theo các tính toán của Ngân hàng Thế giới.

Nói một cách đầy đủ thì Việt Nam chỉ vừa đạt ngưỡng với mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 1.300 USD. Tuy vậy, một cuộc thăm dò quốc tế thực hiện qua 60 quốc gia đã xếp người Việt vào nhóm “lạc quan nhất”, một bằng chứng cho thấy mức sống đã được cải thiện đều đặn đến mức nào – đặc biệt là với những người lớn tuổi vốn vẫn còn nhớ rõ những tháng ngày phân phối thực phẩm và đói kém. Thật khó giải thích khi mà đất nước với nhiều ruộng lúa này lúc đó lại phải nhập khẩu gạo để giải quyết nhu cầu thực phẩm.

Sau khi đã xem xét hết mọi thứ thì có thể nói rằng công cuộc Đổi Mới và cơn thủy triều phát triển kinh tế ở Việt Nam đã nâng mọi con thuyền lên – tuy là có thuyền cao thuyền thấp. Trong khi giới trung lưu đang gia tăng về số lượng thì những người được lợi nhất từ nền kinh tế mới của Việt Nam đã có thể mua du thuyền, khu nghỉ dưỡng và những chiếc xe mắc tiền như thế. (Trong khi đó, những cơn sốt liên quan đến kinh tế gần đây đã đẩy nhu cầu vàng lên cao, khiến giá vàng ở Việt Nam cao hơn nhiều so với thế giới.)

Nếu như bạn có theo dõi tin tức về Việt Nam thì sẽ thấy kinh tế đang lên cũng đã góp phần khiến tham nhũng xuất hiện ở nhiều dạng. Tuổi Trẻ cũng đã đưa tin một vài quan chức đã bị chỉ trích vì lối sống xa hoa.

Đương nhiên là cái xấu có thể có mặt ở khắp nơi nhưng vẫn còn vấn đề sâu xa hơn nữa đang âm ỉ – đó là sự thịnh vượng của Việt Nam lại làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Đây là xu thế phổ biến. Ở những nơi khác, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và hoạt động kinh doanh gian dối cũng đang nới rộng khoảng cách giữa những người giàu nhất và tầng lớp trung lưu. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, câu hỏi quan trọng đặt ra cho nhiều người tựu trung lại là Tổng thống Obama hay đối thủ Mitt Romney sẽ hành động nhiều hơn để hỗ trợ giới trung lưu vốn đang choáng váng. Tổng thống Obama muốn tăng thuế đánh vào người giàu trong khi Romney nói ông sẽ không làm như thế.

“Xung đột giai cấp” là cụm từ hay được nói đến trong chính trường Mỹ nhưng nó hầu như không giống với kiểu xung đột giai cấp đã hình thành nên lịch sử Việt Nam. Tại đây, giai cấp thống trị thường đến từ nước khác – Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Ngược về Mỹ, những tranh luận về chính sách môi trường đã có sự thay đổi thú vị trong nhóm những tín đồ Cơ đốc mộ đạo khi họ nhận ra rằng xe đắt tiền và tốn xăng là nguồn gốc của ô nhiễm môi trường và là nhân tố góp phần làm biến đổi khí hậu. Họ mô tả việc lựa chọn phương tiện bằng những ngôn từ đạo đức và hỏi rằng: Chúa sẽ lái gì chứ? Cho nên tôi tự hỏi liệu có người Việt nào, dù cho họ chỉ tình cờ lái một chiếc xe nào đó, đang tự vấn mình bằng câu hỏi tương tự hay không.

Tuoitrenews

More

Read more

;

Photos

VIDEOS

‘Taste of Australia’ gala dinner held in Ho Chi Minh City after 2-year hiatus

Taste of Australia Gala Reception has returned to the Park Hyatt Hotel in Ho Chi Minh City's District 1 after a two-year hiatus due to the COVID-19 pandemic

Vietnamese woman gives unconditional love to hundreds of adopted children

Despite her own immense hardship, she has taken in and cared for hundreds of orphans over the past three decades.

Vietnam’s Mekong Delta celebrates spring with ‘hat boi’ performances

The art form is so popular that it attracts people from all ages in the Mekong Delta

Latest news